Làm sao để mua căn hộ chung cư dưới 1 tỷ không bị “hớ”?

Trong hoàn cảnh thị trường hiện nay, mức giá nhìn chung đã được các chủ đầu tư hạ xuống mức thấp nhất có thể để đảm bảo vừa có lợi nhuận vừa đủ vừa thu hút được

Để tránh gặp phải rủi ro trong quá trình mua nhà đất, nhà đầu tư cũng như khách hàng cần tận dụng mọi phương tiện để nắm đầy đủ thông tin về dự án trước khi chính thức đặt bút ký hợp đồng.

Anh Hải, hiện đang trú tại khu vực quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hiện có nhu cầu mua nhà chung cư để ở ngay. Tuy nhiên, suốt 3 tháng tìm tòi anh vẫn không thể tìm được căn hộ ưng ý. Một phần là do ngân sách của anh khá hạn chế, chỉ dao động quanh 1 tỷ đồng. Với số tiền này anh chỉ có thể mua những có diện tích dưới 50m2 tại những khu vực lân cận khu trung tâm. Mặt khác, phần lớn các dự án đáp ứng nhu cầu về ngân sách lại chưa thể giao nhà ngay.

Anh tâm sự: “Với thời gian giao nhà từ 1,5 đến 2 năm, không có gì đảm bảo chủ đầu tư sẽ giao nhà và giao nhà đúng hạn. Tôi đã chứng kiến rất nhiều dự án đã hoàn thành phần thô rồi được cho đắp chiếu.” Anh Hải cũng thử tìm kiếm thông tin trên Internet, vào diễn đàn trao đổi với những người đang có nhu cầu giống mình nhưng rồi cũng không thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng vì mỗi người một ý và chẳng ai giống ai.

Trong hoàn cảnh thị trường hiện nay, mức giá nhìn chung đã được các chủ đầu tư hạ xuống mức thấp nhất có thể để đảm bảo vừa có lợi nhuận vừa đủ vừa thu hút được khách hàng. Vấn đề duy nhất theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch tổng hội xây dựng Việt Nam là người mua nhà cần dành nhiều sự quan tâm cho tính pháp lý của dự án.

Từ trước đến nay, người mua nhà thường rơi vào thế bị động. Cụ thể, chủ đầu tư cung cấp thông tin nào thì biết thông tin đó. Tuy nhiên, ngày nay người mua nhà đã trở lại đúng với vị thế của “thượng đế”. Vì bạn bỏ tiền ra mua nhà, một số tiền rất lớn, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về dự án, bao gồm cả sổ đỏ khu đất, giấy tờ chứng minh nghĩa vụ nộp thuế, giấy phép xây dựng được cấp bởi Sở Xây Dựng,… Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu xem dự án này do chính chủ đầu tư đó trúng thầu hay họ chỉ là nhà đầu tư thứ cấp. Bên cạnh đó, trong quá trình thi công, bạn cần dành thời gian so sánh xem căn hộ trong thực tế có khác gì với căn hộ trên giấy không? Vì nếu có sự khác biệt thì quá trình làm sổ hồng, sổ đỏ của bạn sau này sẽ vô cùng gian nan.

Những thông tin này luôn sẵn có ở cơ quan của chủ đầu tư. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm ở các sở ngành của địa phương, cụ thể là Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch…

Bên cạnh thông tin về tính pháp lý, người mua nhà cần dành thời gian nghiên cứu kỹ các loại giấy tờ, đặc biệt là hợp đồng mua bán. Đã có rất nhiều trường hợp khi hợp đồng mua bán không rõ ràng, gây ra căng thẳng giữa hai bên, và người thua thiệt cuối cùng lại thường là khách hàng.

Điểm quan trọng nhất trong hợp đồng là quy định về giá cả, bao gồm đơn giá tính theo m2 và đồng tiền tính giá. Theo quy định của ngân hàng nhà nước, đồng tiền niêm yết trong mọi loại hợp đồng đều phải là VNĐ, vì vậy bạn tránh thỏa thuận với chủ đầu tư thanh toán bằng đồng USD. Trong hợp đồng cần quy định rõ các giai đoạn thanh toán, thông thường khi làm xong móng chủ đầu tư sẽ thu 20% đầu tiên trong tổng số tiền, khi xong phần thô sẽ thu 70%, 30% còn lại khách hàng sẽ bàn giao cho chủ đầu tư khi nhận được nhà. Vì quá trình thanh toán thường được chia thành nhiều đợt, do vậy để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện dự án có trách nhiệm, bạn nên yêu cầu gắn tiến độ thanh toán với tiến độ xây dựng và bàn giao.
Hình ảnh dự án bị chậm tiến độ do chủ đầu tư không đủ năng lực để triển khai

Theo luật sư Trần Đình Triển, đoàn luật sư Hà Nội, Bộ Xây Dựng nên ban hành một bộ quy tắc hợp đồng chuẩn để các chủ đầu tư tuân theo. Vì thực tế hiện nay, mỗi chủ đầu tư có một loại hợp đồng mua bán riêng, trong đó phần lớn đều là những điểm lợi cho họ. Những hợp đồng này khi xảy ra tranh chấp, phần thắng 90% đều thuộc về họ. Điều này thực sự bất công vì chỉ có khách hàng mới là người đảm bảo cuối cùng cho sự thành công của một dự án bất động sản. Một điểm ai cũng thấy rõ là trong các hợp đồng mua bán hiện nay, quyền lợi của người mua nhà thường rất nhỏ so với trách nhiệm và nghĩa vụ mà họ phải gánh.

Để tránh việc mua phải các dự án chậm tiến độ, các chuyên gia cũng khuyên khách hàng nên tham khảo,tìm hiểu về năng lực tài chính của chủ đầu tư. “Nên tìm hiểu những dự án mà chính chủ đầu tư đó đã xây để hiểu được năng lực quản trị, tiến độ thi công… của họ “, ông Triển nhận định.

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, để tránh những bất lợi về sau, người mua nhà nên tìm một luật sư để được tư vấn pháp lý một cách đầy đủ nhất. “Rất ít người Việt Nam có thói quen tìm đến luật sư để được tư vấn khi mua nhà. Điều này gây ra nhiều hệ lụy trong quá trình xử lý những phát sinh, kiện cáo sau này”, ông Liêm nói.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *